Tag Archives: tmđt

Chuyện nghề

Đâu là trở ngại lớn nhất của TMĐT Việt Nam?

Trở ngại của TMĐT Việt Nam

Hồi đầu tháng 12/2014, tôi có dự một cuộc toạ đàm với IFC (International Finance Corporation – thuộc World Bank) về các vấn đề xoay quanh thị trường TMĐT ở Việt Nam, tham dự có các ông lớn trong ngành như Cục TMĐT Bộ Công thương, Zamba (VCCorp), Peacesoft, IDG Ventures, Onepay, Smartlink, Giaohangnhanh.vn,… IFC có thực hiện một cuộc khảo sát thực tế với các đối tượng là người mua và bán hàng online, các đơn vị giao nhận và thanh toán thì thấy nổi cộm lên 4 vấn đề lớn, đó là: vấn đề thanh toán online, giao hàng, giá bán và lòng tin. read more »

Chuyện nghề

Thời gian giao hàng ảnh hưởng thế nào đến website bán hàng trực tuyến?

Giao hàng là khâu không thể thiếu trong một chuỗi vận hành của một website bán hàng trực tuyến. Thế nhưng nếu bạn đã từng mua hàng online, bạn có thể nhận thấy thời gian giao hàng của mỗi đơn vị mỗi khác, có nơi thì 2 tiếng đã nhận được hàng, có nơi thì 3 ngày, có những nơi phải đợi đến cả tuần. Sự chênh lệch này có gây ảnh hưởng gì lớn không? Rất tiếc phải trả lời là có, thậm chí là rất lớn.

Giao hàng Muachung.vn

Tôi xin đưa ra case study điển hình là Muachung.vn dưới góc nhìn là người làm trực tiếp. Những ai là khách hàng hồi đầu của Muachung sẽ thấy, Muachung đưa ra cam kết là giao hàng tận nơi trong thời gian từ 3 đến 7 ngày. Thực tế là có thể 2 hoặc 3 ngày là bạn đã có thể nhận được hàng rồi, tuy nhiên do chưa kiểm soát tốt nên có những trường hợp tận 10 ngày hay nửa tháng khách mới nhận được hàng, và chúng tôi để 3-7 ngày nhằm an toàn cho mình và cũng để giảm sự kỳ vọng của khách hàng đang hi vọng sẽ nhận được sớm. read more »

Chuyện nghề

Kinh doanh online kết hợp offline (và ngược lại) có khó không?

Trả lời ngay mà không cần suy nghĩ: CỰC KHÓ!

Vậy nên đại gia bán lẻ lừng lẫy thế giới là Wal-mart, mặc dù sừng sỏ và đầy kinh nghiệm về bán lẻ trực tiếp, loi nhoi lên online mãi mà chưa ăn thua. Hay như tại Việt Nam, rất nhiều đơn vị làm offline thành công như Thegioididong, Nguyễn Kim, HC, Vingroup,… cũng đang có tham vọng bành trướng trên online nhưng vẫn chưa đâu vào đâu. Sở dĩ họ chưa làm được là vì gặp một số khó khăn điển hình như sau:

online-vs-offline-ecommerce

1. Đồng bộ số liệu
Hôm nay là ngày thấp điểm, muốn hạ giá sản phẩm để flash sale thì: các sản phẩm bày bán tại các cửa hàng offline phải in lại tem, ấn định giá bán và lục tung hết sản phẩm lên để dán lại. Có 10 cửa hàng thì…xác định luôn. Đợi được không? Còn trên online thì lại khác, thích thì chỉ cần 1 click chuột là xong. Nhưng nếu chỉ điều chỉnh giá bán trên online mà offline lại giữ nguyên giá thì khách hàng dễ bị confused (xem trên site thấy giá một đằng, đến tận nơi lại thấy giá khác) read more »

Ghi chép

Alibaba Group & một vài con số

Alibaba Group

– Alibaba Group thành lập năm 1999 bởi Jack Ma (Mã Vân)
– Alibaba Group chiếm 80% thị phần TMĐT tại Trung Quốc
– Doanh số (GMV) Alibaba Group 2014 ước tính ~ $420 tỷ (Năm 2012 ~ $170 tỷ, 2013 ~ $250 tỷ)
– Amazon ~ $74,4 tỷ (2013)
– eBay ~ $16 tỷ (2013) read more »

Chuyện nghề

Thương mại điện tử tại Việt Nam – Kỳ 3: Online kết hợp với Offline – không thể tách rời

Kỳ 1: http://on.fb.me/13vUomc
Kỳ 2: http://on.fb.me/14CvrUX

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng các đại gia lớn trên thế giới như Apple, Amazon có thương hiệu online rất mạnh rồi mà vẫn mở các cửa hàng offline không? Và bạn đã có bao nhiêu lần quyết định mua ngay sau khi nhìn thấy thông tin sản phẩm trên web mà không cần đến nơi để nhìn, sờ, cầm, nắm hoặc bạn chưa từng được trải nghiệm sản phẩm trước đó? Khi chọn địa điểm mở cửa hàng, bạn có những tiêu chí nào để lựa chọn? Câu trả lời là dù làm mạnh TMĐT nhưng nếu kết hợp offline thì sẽ nhận được giá trị cộng hưởng rất lớn, giúp cho việc kinh doanh tiến triển tốt hơn rất nhiều.

tmdt3

1. Lý do phải kết hợp offline

Trước khi mở các dự án thương mại điện tử (TMĐT), tôi thường quan sát rất kỹ hành vi mua sắm của người tiêu dùng, tôi để ý cách mà họ tiếp cận thông tin hàng hoá, cách mà họ quyết định hành vi mua và nhận thấy rằng ở các cửa hàng offline, lực mua hàng hoá vào đầu buổi sáng khá ít, thậm chí có những cửa hàng 9-10h sáng mới mở cửa. Tuy nhiên, nếu hôm đó thời tiết mát mẻ thì quãng thời gian buổi trưa khách sẽ rất đông, đồng thời vào các giờ tan tầm, trên các cửa hàng cùng chiều đi làm về, khách hàng ghé qua các cửa hàng để mua hàng rất nhiều. read more »

Chuyện nghề

Thương mại điện tử tại Việt Nam – Kỳ 2: Các khó khăn trở ngại trong TMĐT tại Việt Nam

Kỳ 1: http://on.fb.me/13vUomc

Có thể nói, làm TMĐT đã khó, nhưng làm TMĐT tại Việt Nam còn khó hơn nhiều lần, không dễ như nhiều bạn bên ngoài nhìn vào và đánh giá. Bởi tại Việt Nam, TMĐT chưa phát triển mà mới bắt đầu nhen nhóm. Cái gì mới, lần đầu tiên cũng đều bỡ ngỡ và khó khăn cả.

Các khó khăn này nó nằm trong tầm kiểm soát và cả ngoài tầm kiểm soát, nó đến từ bên trong lẫn bên ngoài, từ chủ quan đến khách quan. Do vậy, để khái quát hoá, tôi chia các khó khăn đó ra làm hai dạng: khó khăn khách quan và khó khăn chủ quan.

tmdt2

I. Khó khăn khách quan

1. Thị phần bé

Như ở kỳ 1 tôi đã nêu chi tiết thì hiện nay chỉ mới được khoảng hơn 2 triệu khách hàng mua hàng qua TMĐT – con số quá bé so với hơn 35 triệu người dùng internet và dân số 90 triệu người dân Việt Nam. read more »

Chuyện nghề

Thương mại điện tử tại Việt Nam – Kỳ 1: Thị phần và các loại hình TMĐT

Thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam trong 2 năm trở lại đây (từ đầu 2011) đang có dấu hiệu khởi sắc, người dùng quan tâm nhiều hơn đến việc tham khảo giá và mua sắm online, các nhãn hàng, nhà cung cấp cũng như các shop đang dịch chuyển dần lên online nhằm tìm kiếm thêm các khách hàng mới, cắt giảm chi phí mặt bằng, nhân công, quản lý,… Tôi viết bài này dưới góc độ suy nghĩ chủ quan cá nhân với vai trò là người đang làm trong ngành, nghiên cứu sâu về ngành, có thể có những quan điểm trái ngược với người đọc, vậy nên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

tmdt1

 

Kỳ 1: Thị phần và các loại hình TMĐT

* Thị phần

Tại Việt Nam, tổng số lượng người dùng internet vào khoảng 35 triệu (số liệu tháng 6/2012 – Bộ TTTT), trong đó có khoảng 15 triệu người dùng đã từng truy cập vào các website TMĐT (chiếm 43% lượng người dùng internet) và lượng active user chiếm khoảng 15% số đó (2,3 triệu). read more »